All Articles

Visa F-1, CPT, OPT, H1B là gì ?

Chủ yếu là có keywords để google tìm hiểu thêm.

1. F-1:

là visa dành cho học sinh, sinh viên du học ở trường trung học tư và tất cả trường đại học ở Mỹ. Để được cấp loại visa này, học sinh, sinh viên cần được cấp form I-20 là thư mời học khóa học từ trường.

Đây là mẫu form i-20 mà bất cứ du học sinh nào đều mơ ước download i-20 sample

2. F-2 / M2:

là visa dành cho vợ / chồng / con của du học sinh có F1 hoặc M1.

3. CPT:

Curricular Practical Training: Đào tạo thực hành ngoại khoá. Thường có thời hạn 2 năm. Loại visa này yếu nên hơi khó xin thực tập ở 1 số Cty.

4. OPT:

Optional Practical Training: Đào tạo thực hành tuỳ chọn. Tốt nghiệp đi làm. Hầu hết cho các ngành là 12 tháng (1 năm) ngoài trừ những ngành được liệt kê vào STEM (Science, Technology, Engineering, and Maths – Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và Toán học ) thì được gia hạn thêm 17 tháng nữa (STEM extension). Tổng cộng 12 + 17 = 29 tháng, tức là hơn 2 năm rưỡi.

OPT phải liên quan đến ngành học của mình và hoàn thành trong vòng 14 tháng.

4.1. Pre-completion và Post-completion OPT:

Pre-completion OPT có thể được dùng trong lúc còn đi học trước khi tốt nghiệp. Nếu vẫn còn trong học kì, sinh viên không được đi làm part-time quá 20 tiếng một tuần. Nhưng nếu trong kì nghỉ theo lịch của trường, sinh viên có thể đi làm full-time. Nếu bạn chọn Pre-completion OPT, thời gian Post-completion OPT sẽ bị trừ đi 1 tháng với mỗi 2 tháng bạn làm part-time Pre-completion OPT tính đến thời điểm tốt nghiệp. Vì vậy nếu bạn có ý định dùng Post-completion OPT để ở ại Mỹ và đi làm một thời gian sau khi tốt nghiệp thì nên suy nghĩ kĩ xem nên dùng bao nhiêu thời gian cho Pre-completion OPT.

Mỗi trường đại học đều có văn phòng chịu trách nhiệm về tư vấn và làm giấy tờ cho sinh viên. Ngay khi đặt chân đến trường, điều cần nhất là đến gặp các counselors ở đây để làm quen, dự orientation, và trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết trước khi học kì đầu tiên bắt đầu. Bạn sẽ không phải hối tiếc về điều này. Đã có không thiếu trường hợp sinh viên không nắm rõ luật lệ và đi làm không xin phép hay trái phép và bị buộc phải về nước. Bạn có thể tìm hiểu thêm về OPT trên website của USCIS tại đây.

5. H1B:

là dạng visa có tài trợ từ công ty (sponsor) dành cho lao động trình độ cao (highly skilled labor) thường có thời hạn 3 năm, được gia hạn thêm 1 lần nên tổng cộng là 6 năm. Từ H1B có thể xin thẻ xanh 2 năm. Nói dễ ăn vậy thì ai cũng có thể vào Mỹ hết rồi.

Mỗi năm chính phủ Mỹ có quota cho việc cấp visa H-1B và OTP, khoảng 85,000 cho H-1B. Trong đó 20,000 chổ dành riêng cho người có bằng cao học trở lên (Thạc sỹ, Tiến sỹ, Bác sỹ, dược sỹ, …) và 6,800 chổ dành cho công dân Singapore và Chile dưới dạng H-1B. Những chổ còn lại dành cho tất cả mọi người nhưng mình thấy 80% là người Ấn độ. Số lượng visa thì có hạn, những mỗi năm số người muốn xin vào visa ngày càng cao. Loại visa này được phép bắt đầu nộp đơn ngày 1 tháng 4 mỗi năm. Chính phủ Mỹ sẽ nhận đơn và giải quyết đến khi nào hết 85,000 chổ đó thì thôi nhưng chỉ vài ngày (khoảng 3,4 ngày) thì chính phủ phải ra lệnh thôi nhận đơn vì số lượng quá nhiều nên họ đưa qua chương trình “xổ số” (lottery system) để chọn ngẩu nhiên. Sau khi nộp tháng 4 thì ngày 1 tháng 10 visa mới có hiệu lực. Nếu làm việc cho các trường đại học thì việc xin H-1B rất đơn giản vì không có giới hạn quota.

6. Nếu không xin được visa H-1B thì sao ?

Hết hạn OPT thì mỗi người có 60 ngày grace period để thu dọn đồ đạc và theo đuổi những lựa chọn như là:

  • Đi làm việc ở nước khác:
  • Đi học tiếp: Mỗi cấp chỉ dùng được OPT 1 lần (BS, Master, PhD), Nếu bạn đang làm OTP Master thì bạn xin trường update lên OPT PhD.
  • Về nước.

Links tham khảo: https://www.uscis.gov/opt

Published Nov 27, 2018

I blog about web development, Java and more topics.