All Articles

Khái niệm Multi-tenancy

Multi-tenancy là gì ?

Multi-Tenancy is a single instance of software that serves multiple customers privately.

Hiểu đơn giản Multi-Tenancy là một hệ thống web application có nhiều khách hàng cùng sử dụng nhưng dữ liệu giữa các khách hàng hoàn tập độc lập, khách hàng này không thể truy cập vào dữ liệu của khách hàng kia.

Một vài ví dụ như là: Hệ thống chấm công, trả lương hay khai báo thuế cho tổng công ty có nhiều công ty con, công ty con có nhiều nhân viên và khách hàng, dữ liệu là độc lập, CEO, nhân viên trong hội đồng quản trị có thể thấy dữ liệu của tất cả công ty con, còn nhân viên trong cty con thì không được phép thấy dự liệu của những công ty khác nhưng dùng chung 1 hệ thống (website)

Thiết kế database như thế nào ?

Cách 1:

Dùng chung database, chia sẻ tables, thêm cột company_id làm khoá ngoại để biết users, data thuộc công ty nào.

Ưu Điểm: Dễ thực hiện

Khuyết Điêm:

  • Chung 1 table, dữ liệu sẽ nhanh chóng phìng ra to sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề
  • Dễ sai xót nếu query nhầm company_id hay sai
  • Vấn đề backup, restore dữ liệu cho từng công ty gần như là không thế, chỉ có thể backup cho tất cả bằng tool. Còn muốn backup, restore cho từng công ty thì phải viết câu lệnh riêng, phức tạp.
  • Khó khăn khi scale hệ thống.
  • Không độc lập database sẽ khó khăn trong việc cấp quyền truy cập SQL.

Cách 2:

Dùng chung database, chia sẻ schema, mỗi 1 công ty là 1 schema, cẩu trúc tables cho mỗi công ty đều giống nhau, mỗi khi tạo công ty mới sẽ tạo thêm schema và table mới.

Schema - là khái niệm được SQL server version 2005 thêm vào, database > schema > table > column. Database hổ trợ schema rất nhiều như: SQL Server, Postgres, Redshift (AWS), Snowflake, SAP/Sybase, Vertica, Azure, Oracle (schema = user)

Ưu Điểm:

  • Dễ phân quyền trên schema hơn

Khuyết Điêm:

  • Dễ sai xót nếu query nhầm company_id hay sai
  • Chung 1 database, dữ liệu sẽ nhanh chóng phìng ra to sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề
  • Vấn đề backup, restore dữ liệu cho từng công ty gần như là không thế, chỉ có thể backup cho tất cả bằng tool. Còn muốn backup, restore cho từng công ty thì phải viết câu lệnh riêng, phức tạp.
  • Khó khăn khi scale hệ thống.
  • Số lượng schema trong 1 database là có giới hạn.
  • Đồng bộ những thay đổi cấu trúc table trong schema là vấn đề cần được quan tâm.

Cách 3:

Mỗi tenant là một database

Cách Thực Hiện?

Cần phải chuẩn bị

  • Một tenant kết nối với nhiều schema
  • Một tenant kết nối với nhiều database
  • Migrate (thay đổi trên nhiều schema, nhiều database): Flyway framework

Published Mar 6, 2020

I blog about web development, Java and more topics.